Đọc sách là nuôi dưỡng trí tuệ - Đọc sách là cách học tốt nhất - Ngưng đọc sách là ngưng tư duy

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

TRƯỜNG THCS PHÚ BÀI, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

TRƯỜNG THCS PHÚ BÀI,
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG
   Trung học cơ sở Phú Bài là một ngôi trường ở trung tâm thị xã Hương Thủy, nằm ngay trên đường Sóng Hồng, song song với đường Nguyễn Tất Thành (Quốc lộ 1A), cách thành phố Huế khoảng 12 km về phía Nam. Trường được xây dựng trên một vùng đồi với diện tích khoảng 27 000m2 từ năm 2005 với đầy đủ nhà học, khu hiệu bộ, sân chơi, bãi tập…Chất lượng giảng dạy và học tập đang ngày càng được khẳng định, phấn đấu công nhận đạt chuẩn Quốc gia trong năm 2011. Trường Trung học cơ sở (THCS) Phú Bài được hình thành ngay từ những ngày đầu miền Nam hoàn toàn được giải phóng. Từ đó đến nay trường đã trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử phát triển và có nhiều sự thay đổi về đội ngũ cũng như quy mô trường lớp. Có được như ngày hôm nay, biết bao thế hệ thầy và trò đã khắc khục khó khăn để thi đua dạy tốt-học tốt, góp phần xây dựng sự nghiệp trồng người cho đất nước. Ôn lại lịch sử hình thành và phát triển cùng với  truyền thống của trường trong tiến trình đi lên của đất nước cũng là một cách để thể hiện đạo lí Uống nước nhớ nguồn, bày tỏ lòng tri ân của thế hệ thầy và trò hôm nay với những thế hệ đi trước.
ơử và truyền thống của trường cũng là một cách để thể hiện đạo lí  góp phần xây dựng sự nghiệp trồng ngườii riêng và  khăn để thi đua dạy tốt-học tốt
PHẦN II: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
I- 10 năm sau ngày thống nhất đất nước, bước khởi đầu cho sự nghiệp giáo dục ở vùng đất vừa mới giải phóng (1975-1985)
   Trước ngày đất nước hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), toàn huyện Hương Thủy chỉ có một trường Trung học Hương Thủy gồm cả học sinh cấp 2 và cấp 3. Ngay từ những ngày đầu mới thống nhất đất nước, Ti Giáo dục Bình Trị Thiên đã có chủ trương mở rộng quy mô mạng lưới trường lớp. Theo chủ trương đó, trường Cấp 2 Thủy Lương được thành lập do thầy giáo Nguyễn Minh Trân (nay là Nhà giáo ưu tú, đã nghỉ hưu tại phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy) làm Hiệu trưởng. Quy mô trường ban đầu cũng chỉ mới có 4 lớp.
   Đến năm học 1978-1979, trong xu thế phát triển chung của giáo dục nước nhà lúc bấy giờ là ghép cấp nên trường Cấp 2 Thủy Lương sát nhập với trường Cấp 1 Thủy Lương với tên mới là trường Phổ thông cơ sở (PTCS) Thủy Lương B (cơ sơ chính đặt tại Nhà Văn hóa Trung tâm thị xã Hương Thủy hiện nay) do thầy Phạm Hồng Tiến làm Hiệu trưởng, cô Võ Thị Hường đảm nhiệm chức vụ Phó Hiệu trưởng. Sau đó một năm, cô giáo Võ Thị Hường được đề bạt giữ chức vụ Hiệu trưởng. Ở năm học 1982-1983, trường phát triển với quy mô 40 lớp (gồm 13 lớp cấp 2, 27 lớp cấp 1).
   Đầu năm học 1982-1983, cô giáo Võ Thị Hường được điều động lên công tác tại Phòng Giáo dục Hương Phú, trường PTCS Thủy Lương B do thầy giáo Đinh Văn Sắt làm Hiệu trưởng, với tổng số lớp là 42. Cũng trong năm 1983, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên đã có Quyết định phân chia địa giới, thành lập đơn vị hành chính mới: thị trấn Phú Bài. Trường được đổi tên mới là PTCS Phú Bài, thầy Nguyễn Thản (hiện nay công tác tại Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế) được bổ nhiệm làm hiệu trưởng. Sau đó, đến năm 1984, Ti Giáo dục Bình Trị Thiên ra Quyết định tách trường PTCS Phú Bài thành hai trường theo cấp học:
   - Trường Cấp 1 Lê Văn Tám do thầy Nguyễn Đình Ngũ (hiện nay là chuyên viên Phòng GD-ĐT thị xã Hương Thủy) làm Hiệu trưởng, địa điểm đặt tại trường Tiểu học số 1 Phú Bài hiện nay.
   - Trường Cấp 2 Võ Thị Sáu do thầy Nguyễn Thản  làm Hiệu trưởng, địa điểm đặt tại trường THPT Nguyễn Trãi hiện nay.
   Trong khoảng 10 năm đầu đất nước mới thống nhất, tình hình kinh tế xã hội và giáo dục nói chung còn gặp nhiều khó khăn. Một số giáo viên đã phải bỏ nghề để tìm con đường khác mưu sinh. Thế nhưng đội ngũ các thế hệ cán bộ-giáo viên-nhân viên của trường trong giai đoạn này với tinh thần vượt khó, lương tâm nghề nghiệp và lòng yêu nghề mến trẻ đã bám trụ, cống hiến thầm lặng cho sự nghiệp giáo dục của xã, huyện nhà. Đó là điều mà các thế hệ học sinh, thầy cô sau này luôn ghi nhớ và trân trọng.
   II- 13 năm, một chặng đường đổi mới cùng đất nước (1986-1999)
   Đến năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra những đường lối đổi mới trong đó có giáo dục đã có những tác động tích cực đến sự nghiệp giáo dục huyện nhà.
   Sau hai năm tách ra, trường cấp 1 Lê Văn Tám và trường cấp 2 Võ Thị Sáu lại được sát nhập thành trường THCS TT Phú Bài do thầy Nguyễn Thản làm hiệu trưởng, thầy Dương Anh Dũng và cô Nguyễn Thị Thanh làm Phó Hiệu trưởng. Địa điểm của trường là trường Tiều học số 1 Phú Bài hiện nay. Ba năm sau (năm học 1989-1990) ngôi trường này lại một lần nữa được tách ra làm hai: trường Tiểu học Phú Bài do thầy Dương Anh Dũng làm Hiệu trưởng, thầy Trần Cảnh Thắng làm Phó Hiệu trưởng; trường THCS Phú Bài do thầy Nguyễn Thản làm Hiệu trưởng, thầy Phan Văn Thân làm Phó Hiệu trưởng, địa điểm đặt tại cơ sở của công ti Dược Hương Phú bàn giao lại (sát nhà thờ Phù Lương). Đến tháng 3 năm 1991, thầy Nguyễn Thản chuyển sang công tác tại Tòa án Nhân dân huyện Hương Thủy, Thầy Phan Văn Thân - Phó Hiệu trưởng - phụ trách trường, thầy Trần Viết Thanh chuyển từ trường Văn hóa Quân khu sang làm Phó hiệu trưởng.
   Do nhu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn, được sự quan tâm của UBND huyện Hương Thủy, trường tiếp quản và nâng cấp cơ sở trường Văn hóa Quân khu với mục tiêu mở thêm một số lớp cấp 3 theo mô hình trường phổ thông cấp 2-3. Năm học 1992-1993, theo chủ trương của Sở GD-ĐT, trường được tuyển thêm hai lớp 10 và thầy Lê Văn Chinh (đang công tác tại trường THPT Hương Thủy) được Sở GD-ĐT bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng, thầy Phan Văn Thân, thầy Trần Viết Thanh làm Phó Hiệu trưởng. Quy mô trường lúc này gồm 27 lớp, trong đó có 2 lớp 10 với số lượng 90 học sinh. Đến năm học 1994-1995, trường đã có 34 lớp trong đó có 25 lớp cấp 2, 9 lớp cấp 3. Và trong năm học đó, khóa học sinh đầu tiên của cấp 3 đã tốt nghiệp với tỉ lệ cao. Cũng có thể nói đây là giai đoạn đầy gian nan đối với thầy và trò của trường. Và một lần nữa bằng ý thức trách nhiệm cao cùng với tinh thần  đoàn kết, đồng cam cộng khổ, thầy vào trò của trường đã vượt qua được khó khăn thử thách, đạt được những thành quả đáng khích lệ, tạo tiền đề cho sự ra đời của trường Phổ thông cấp 2-3.
   Với những điều kiện đã hội đủ, ngày 18 tháng 10 năm 1995, trường Phổ thông cấp 2-3 Phú Bài được chính thức thành lập. Thầy Đỗ Thiên Quang, chuyên viên Phòng GD-ĐT, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Hương Thủy được bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng, thầy Phan Văn Thân, thầy Trần Viết Thanh làm Phó Hiệu trưởng. Năm học 1995-1996, trường Phổ thông cấp 2-3 Phú Bài hoạt động với quy mô: 36 lớp với 1616 học sinh (25 lớp cấp 2, 11 lớp cấp 3), tổng số CB-GV-NV là 77 (BGH: 3, GV: 69, NV: 5). Trường hoạt động ở hai cơ sở: cơ sở chính là trường Văn hóa Quân khu bàn giao lại, cơ sở 2 là trường THPT Nguyễn Trãi ngày nay. Để đáp ứng với quy mô và nhu cầu giảng dạy và học tập của một trường có hai cấp, trường đã tích cực tu sửa cơ sở vật chất, đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy học, thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy-học.
   Có thể nói rằng cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, mặc dầu trong điều kiện vẫn còn khó khăn nhưng thầy và trò của trường trong giai đoạn này đã bằng sự nỗ lực của bản thân thầy và trò của trườngài thức trò của trường. Vaf, sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh đã có những chuyển biến tích cực về quy mô phát triển trường lớp cũng như chất lượng, hiệu quả giáo dục.
III- THCS Phú Bài, những bước đầu gian khó gieo trồng để có được hoa thơm trái ngọt (1999-2005)
     Đến năm học 1998-1999, trường Phổ thông cấp 2-3 Phú Bài đã có 50 lớp với tổng số học sinh là 2279 em, trong đó có 27 lớp cấp 2 (1230 học sinh) và 23 lớp cấp 3 (1049 học sinh). Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên lúc bấy giờ đã là 101, trong đó BGH: 3, GV: 93, nhân viên: 5. Thời điểm này trường đã gặp không ít khó khăn, nhất là cơ sở vật chất. Cơ sở chính được tiếp quản từ trường Văn hóa Quân khu (nay là trường Cao đẳng Xây dựng đô thị), cơ sở 2 là trường Cấp 2 Võ Thị Sáu cũ và khu tập thể của giáo viên tại khu vực Chợ Chiều cũ (nay là trường THPT Nguyễn Trãi). Cả hai cơ sở đều đã xuống cấp trầm trọng. Trước những khó khăn đó, trường đã có nhiều cố gắng tích cực trong việc tu sửa cơ sở vật chất, đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị để nâng cao chất lượng giáo dục.
   Và để đáp ứng yêu cầu về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo Chỉ thị 29/ CTBT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, ngày 15 tháng 9 năm 1999, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra Quyết định số 2079/QĐUB tách trường phổ thông cấp 2-3 Phú Bài thành hai trường: trường THPT Phú Bài tiếp tục hoạt động tại cơ sở 1 do thầy Đỗ Thiện Quang làm hiệu trưởng với quy mô 26 lớp, 1182 học sinh, 59 CB-GV-NV; trường THCS Phú Bài tiếp tục hoạt động tại cơ sở 2 (nay là trường THPT Nguyễn Trãi) do thầy Võ Tuyến, nguyên Hiệu trưởng trường Tiểu học số 1 Thủy Phù được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng.
     Năm học 1999-2000, trường phát triển với dạng quy mô đặc thù của một trường THCS. Toàn trường có 1239 học sinh, biên chế thành 26 lớp, tổng số CB-GV-NV có 45 người. Trong năm học này, hoạt động của trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn: cơ sở vật chất còn tạm bợ, 3 phòng học đang xây dựng chưa xong, khối học sinh lớp 8 vẫn còn học nhờ ở trường THPT Phú Bài, các phòng chức năng như thư viện, thiết bị chưa có; trường lại chưa có bờ rào, cổng trường; BGH thì chỉ có một mình thầy Võ Tuyến, thầy lại vừa ở trường khác đến nhận công tác nên trong công việc quản lí, tiếp cận đội ngũ cũng còn gặp nhiều khó khăn; các tổ trưởng thì cũng còn quá mới, giáo viên vẫn còn thiếu nhiều (5 người). Ở thời điểm này thực sự là khó khăn chồng chất khó khăn. Nhưng bên cạnh những khó khăn đó, trường vẫn có được những thuận lợi cơ bản. Trước hết là sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện Hương Thủy, UBND thị trấn Phú Bài, phòng GD-ĐT Hương Thủy trong việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị và có kế hoạch quy hoạch, xây dựng trường ở một địa điểm khác phù hợp hơn. Một thuận lợi khác nữa là sự đoàn kết, tinh thần vượt khó, tấm lòng yêu nghề mến trẻ của đội ngũ thầy cô giáo của trường. Tổ chức Công đoàn trong giai đoạn này đã phát huy hết vai trò, trách nhiệm của tổ chức mình, phối kết hợp nhịp nhàng với Chuyên môn để động viên đoàn viên thực hiện tốt nhiệm vụ chung. Hội Cha mẹ học sinh cũng đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc phối hợp với nhà trường để có những giải pháp thực sự có hiệu quả góp phần thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục, nâng cao chất lượng đại trà cũng như mũi nhọn. Gần một năm sau, cô giáo Trần Thị Hương, Tổ trưởng tổ Văn của trường được đề bạt giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng (theo Quyết định số 368/QĐ của Sở GD-ĐT Thừa Thiên Huế ngày 11 tháng 4 năm 2000)
    Trường ổn định chưa được bao lâu thì đến tháng 11 năm 2003, thầy giáo Võ Tuyến được đề bạt giữ chức vụ P Trưởng phòng GD-ĐT huyện Hương Thủy, cô giáo Trần Thị Hương, Phó Hiệu trưởng nhà trường được UBND huyện quyết định bổ nhiệm giữ chức vụ Q Hiệu trưởng và sau này là Hiệu trưởng trưởng THCS Phú Bài. Thời gian đầu, trường cũng còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đội ngũ CBQL: Ban Giám hiệu cũng còn chỉ một mình Hiệu trưởng. Các tổ trưởng chuyên môn trở thành cánh tay nối dài của Hiệu trưởng cùng với sự đoàn kết của đội ngũ đã vượt qua được những khó khăn thách thức. Mãi đến tháng 4 năm 2005, UBND huyện mới điều động thầy giáo Dương Quang Khánh, giáo viên trường THCS Thủy Phương về nhận chức vụ Phó Hiệu trưởng của trường.
     Trong thời gian này, bằng sự tham mưu tích cực của BGH nhà trường và sự quan tâm của các cấp chính quyền, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt dự án xây dựng trường THCS ở một địa điểm khác.Và sau hơn một năm xây dựng, một ngôi trường ba tầng khang trang, bề thế đã mọc lên trên lưng đồi, ngay sau Ngân hàng Nông nghiệp (nay là Ngân hàng Aribank) và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thị xã bây giờ.
IV- THCS Phú Bài, năm năm chuyển mình, những đổi thay kì diệu (2006-2011)
     Về được ngôi trường mới, chặng đường gian khó như đã lùi lại, thầy và trò có điều kiện hơn trên hành trình giúp các em chiếm lĩnh tri thức. Một mặt, BGH tích cực tham mưu với các cấp chính quyền tiếp tục xây dựng CSVC, mua sắm trang thiết bị tạo điều kiện tốt cho hoạt động dạy học; mặt khác, đội ngũ giáo viên-nhân viên-học sinh cũng có ý thức hơn khi được dạy và học dưới ngôi trường mới này và đã có những chuyến biến vượt bậc trong thành tích dạy-học qua từng năm. Từ đó đến nay, qua 5 năm chuyển mình, được sự quan tâm nhiều mặt của các cấp chính quyền từ phường (thị trấn), thị xã (huyện) cho đến tỉnh và sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng GD-ĐT huyện Hương Thủy, trường đã có những mặt khởi sắc đáng chú ý. Có thể điểm lại một số mặt như sau:
    1. Về cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường:
      Trường tọa lạc trên một vùng đồi quay mặt ra hướng đường Sóng Hồng với diện tích khoảng 27 000 m2 gồm ba dãy phòng sắp xếp theo hình chữ U, trong đó có một dãy nhà học ba tầng với 18 phòng học chính diện với cổng trường; một dãy hai tầng dùng làm phòng học bộ môn như phòng Sinh Hóa, phòng Vật lí, phòng Tin học, phòng Mĩ thuật, phòng Âm nhạc; một dãy hai tầng làm khu hiệu bộ; một nhà đa chức năng và một sân vận động mi ni phục vụ cho việc học và luyện tập một số bộ môn như bóng bàn, cầu lông, bóng đá, chạy, nhảy cao, nhảy xa, … Giữa các dãy nhà là một hệ thống cầu nối có mái bằng bê tông, tạo sự thuận tiện đi lại cho giáo viên và học sinh, nhất là về mùa mưa.



  Cảnh quan môi trường cũng đã được đầu tư đúng mức. Sân chơi chính được chia làm bốn mảng với cỏ ba lá tươi xanh. Giữa những thảm cỏ xanh mượt đó là những hàng phượng vĩ và bằng lăng đã cho bóng mát. Các khu vực khác cũng đã trồng thành những vườn hoa dại như cúc, lạc tiên, … tạo nên những thảm hoa vàng trên nền xanh của cây lá trông thật thích mắt. Đường đi lối lại trong sân cũng đã được lát gạch hoặc đổ bê tông. Tất cả đã tạo cho ngôi trường có một vẻ đẹp mà bất kì ai đến cũng phải ngạc nhiên.
     2. Về đội ngũ:
     Cùng với cơ sở vật chất- cảnh quan môi trường, đội ngũ cán bộ-giáo viên- nhân viên của trường cũng đã có sự phát triển về số lượng cũng như chất lượng. Ban Giám hiệu đã được bổ sung đầy đủ. Thầy giáo Nguyễn Quang Bình được bổ nhiệm chức vụ Phó Hiệu trưởng (từ tháng 9 năm 2009) thay cho thầy giáo Dương Quang Khánh được điều động làm Hiệu trưởng ở trường THCS Thủy Thanh. Đến tháng 5 năm 2010, thầy giáo Phan Văn Phước, Tổ trưởng tổ Anh văn-Thể dục tiếp tục được đề bạt làm Phó Hiệu trưởng. Đội ngũ giáo viên của trường cũng đã được ổn định, yên tâm với nghề. Các thầy cô trong trường đa số là người trên địa bàn của thị xã với nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Điều đáng quý là đã có nhiều thầy cô xuất thân là học sinh của trường nay lại trở về giảng dạy, công tác trên chính ngôi trường năm xưa mình đã được học tập và rèn luyện như các thầy cô giáo: Dương Thị Thu Hằng, Phan Thị Linh Chi, Tôn Thất Phương, Vũ Thị Huệ, Ngô Thị Lệ Trung, Nguyễn Quang Bình, Thái Thùy Trang, Lê Thị Hương Trang, Trần Thị Hiếu, Tống Thị Lệ, Hồ Thị Thu Thủy, … Chất lượng của đội ngũ ngày cũng càng được nâng cao rõ rệt. Hầu hết giáo viên trong trường đều đạt và vượt chuẩn. Tính đến đầu năm học 2011-2012, trường có 62 CB-GV-NV, trong đó trình độ thạc sĩ: 1, đại học: 48, cao đẳng: 10, trung cấp: 3.
      3. Kết quả chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn
      Song song với việc phát triển đội ngũ về số lượng cũng như chất lượng, kết quả hai mặt chất lượng đại trà và mũi nhọn của học sinh cũng đã nâng cao từng bước qua các năm. Nhìn vào các bảng so sánh đối chiếu sau, chúng ta có thể thấy rõ sự tiến bộ của học sinh qua năm năm gần đây:
     * Bảng đối chiếu chất lượng đại trà:
Mặt
chất lượng
Loại
Năm học
2005-2006
Năm học
2008-2009
Năm học
2010-2011


Hạnh kiểm
Tốt
45,8%
52,9%
69,6%
Khá
38,8%
33,6%
26,5%
Trung bình
15,3%
13,1%
2,7%
Yếu
0,4%
0,4%
0,1%


Học lực
Giỏi
12,1%
13,5%
21,9%
Khá
30,5%
30,8%
33,2%
Trung bình
44,6%
40,4%
43,7%
Yếu
12,8%
14,9%
0,9%
     * Bảng đối chiếu chất lượng mũi nhọn:
    
                    Năm
                  
2005
2006
2007
2008
2009
2010
HSG cấp Thị xã
20
21
26
48
41
51
HSG cấp Tỉnh

8
14
23
15
32
Thi đỗ lớp 10 CLC
15
17
15
16
15
19

     Về chất lượng mũi nhọn, các em đã đạt được những thành tích đáng kể qua các năm.  Có thể nói năm học 2009-2010 là năm mà học sinh của trường gặt hái được những thành quả tốt nhất với 1 giải quốc gia (Em Võ Trọng Hiếu đạt Huy chương đồng giải toán qua mạng), 32 giải tỉnh, 51 giải thị xã và 19 lượt em thi đỗ vào lớp 10 các trường chất lượng cao ở Huế như Quốc Học, Đại học Khoa học Huế, …
      Có được những thành tích trên một phần là nhờ vào sự nỗ lực của bản thân học sinh, sự nhiệt tình, tận tụy của các thầy cô giáo và một phần khác là kỉ cương, nền nếp trong các hoạt động của nhà trường cũng được quan tâm hơn. Các chủ đề của từng năm học như: Nhà giáo mẫu mực, học sinh chăm ngoan, môi trường giáo dục lành mạnh; Đổi mới công tác quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục… cùng với các phong trào thi đua, các cuộc vận động: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo…đều được nhà trường phối hợp với Công đoàn tổ chức triển khai, học tập và kí cam kết thực hiện.
      Các tổ chức chính trị-xã hội trong nhà trường cũng đã phát triển lớn mạnh đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giáo dục. Chi bộ từ 14 đảng viên năm 2005 thì đến nay đã có 28 đảng viên, chiếm tỉ lệ 45%. Chi bộ chú trọng phát triển số lượng cũng như chất lượng đảng viên và đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo của mình. Tổ chức Công đoàn cơ sở cũng đã phối kết hợp tốt với chuyên môn trong các hoạt động của nhà trường. Hằng năm vào các ngày lễ, Tết, ngày kỉ niệm, hoặc dịp hè, Công đoàn đều có sự quan tâm tổ chức các hoạt động như vui chơi, tham quan nghỉ dưỡng, du lịch …cho CB-ĐV một cách chu đáo. Các tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường cũng hoạt động mạnh. Ngoài việc thực hiện Chương trình kế hoạch của mình, Chi đoàn và Đội dã có sự phối hợp tốt với các tổ chuyên môn trong việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ như Rung chuông vàng, Đố vui để học, các buổi ngoại khóa, …nhnhư: ục lành mạnh, Đổi mới công tác quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục...
     Nhìn lại chặng đường đã qua, từ lúc sơ khai hình thành cho đến ngày hôm nay, trường đã trải qua 36 năm với nhiều sự đổi thay và đầy khó khăn thử thách. Nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào, bằng sự nỗ lực và tinh thần đoàn kết, các thế hệ thầy và trò của trường vẫn khắc phục khó khăn để thi đua dạy tốt-học tốt. Truyền thống đó, các thế hệ thầy và trò hôm nay và cả mai sau mãi mãi khắc ghi để trân trọng, tự hào và học tập.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét